Rượu Sake là một loại đồ uống có cồn của Nhật Bản được làm bằng cách lên men gạo đã được xay xát. Quá trình sản xuất Sake trải qua nhiều bước, bắt đầu từ việc nấu chín gạo, sau đó lên men với một loại nấm Koji để chuyển hóa tinh bột có trong gạo thành đường. Sau đó sẽ được lên men một lần nữa với men rượu để tạo ra cồn. Kết quả là một loại rượu có nồng độ cồn trung bình khoảng 15-20%, có hương vị phong phú và đa dạng. Hiện có khoảng 1800 nhà máy sản xuất rượu sake trên khắp Nhật Bản, đặc biệt là ở các vùng sản xuất nổi tiếng như Niigata , Kobe và Kyoto.
Thành phần tạo nên rượu Sake
Rượu Sake được làm từ bốn thành phần chính: gạo, nước tinh khiết, nấm koji và men. Mỗi thành phần đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất Sake và ảnh hưởng đến hương vị, mùi thơm, và chất lượng cuối cùng của rượu.
1, Gạo
Gạo sử dụng để làm sake thường là loại gạo đặc biệt gọi là Sakamai. Các hạt gạo này thường có lõi tinh bột cao và ít Protein và Lipid hơn so với gạo ăn hàng ngày.
Trước khi nấu, gạo được mài giũa để loại bỏ lớp vỏ bên ngoài chứa nhiều protein và dầu, chỉ để lại lõi tinh bột. Độ mài giũa rất quan trọng, với mức độ càng cao nghĩa là tỉ lệ gạo còn lại càng nhỏ thì rượu sake càng tinh khiết và hương vị càng phức tạp.
2, Nước
Trong thành phần của rượu Sake thì nước tinh khiết chiếm 80%, vì vậy chất lượng nước rất quan trọng. Nước dùng trong quá trình sản xuất sake phải sạch, ít tạp chất và có hàm lượng khoáng chất phù hợp.
3, Nấm Koji
Koji là một loại nấm mốc tên khoa học là Aspergillus Oryzae. Koji được sử dụng để chuyển hóa tinh bột trong gạo thành đường.
4, Men rượu
Men rượu được thêm vào để lên men đường từ koji thành cồn và Carbon Dioxide. Quá trình lên men thường diễn ra trong nhiều tuần và được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo sự cân bằng và hương vị của Sake.
Các loại rượu Sake
Sake cao cấp khác nhau ở chất lượng của nguyên liệu đầu vào và công thức của từng nhà sản xuất. Dưới đây là một số thuật ngữ phân biệt các loại Sake:
1, Theo mức độ đánh bóng gạo
Hạt gạo trước khi được nấu thì phải được đánh bóng vì lớp bên ngoài của hạt gạo tạo ra các hương vị không mong muốn trong sản phẩm. Gạo càng bóng thì hương vị càng ngon và giá thành của rượu sake càng cao. Đối với Sake cao cấp, ít nhất 30% hạt gạo thường được đánh bóng. Đối với các loại Sake cao cấp hơn cần được đánh bóng gạo nhiều hơn như:
Ginjo (吟醸) - ít nhất 40% hạt đã được đánh bóng.
Daiginjo (大吟醸) - ít nhất 50% hạt đã được đánh bóng.
2, Theo bổ sung thêm rượu khác
Rượu sake được sản xuất trong một quá trình lên men tiêu tốn thời gian và chi phí. Để giảm chi phí sản xuất, nhiều nhà sản xuất đã thêm một lượng lớn rượu chưng cất vào Sake của họ. Tuy nhiên, Sake cao cấp lại tự hào vì không chứa thêm bất kỳ loại rượu nào hoặc chỉ sử dụng một lượng nhỏ rượu với mục đích tăng thêm hương vị tinh tế:
Junmai (純米) - không có rượu được thêm vào rượu sake.
Honjozo (本醸造) - một lượng nhỏ rượu đã được thêm vào để tăng hương vị.
Thưởng thức rượu Sake
Rượu sake cũng được phục vụ ở nhiều nhiệt độ khác nhau tùy thuộc vào loại rượu sake, mùa và sở thích cá nhân. Nói chung, hầu hết Sake cao cấp được thưởng thức tốt nhất khi ướp lạnh hoặc ở nhiệt độ phòng.
Rượu sake thường được phục vụ trong những cốc đựng nhỏ, ly hoặc ly đặt trong hộp gỗ (masu).
Vang Chất - Công ty nhập khẩu và phân phối các loại rượu vang, rượu mạnh chính hãng tại Việt Nam với giá thành tốt nhất. Liên hệ ngay Hotline để biết thêm thông tin chi tiết: 0849 788 111.